Bộ nhớ trong Android bị đầy khiến cho người dùng không thể tiếp tục khai thác một số tính năng của thiết bị, điển hình như: thêm danh bạ, lưu trữ hình ảnh, chụp ảnh, quay video, ghi âm, tải ứng dụng mới… Làm thế nào để khắc phục tình trạng này và thoải mái trải nghiệm smartphone Android? Hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Khắc phục lỗi bộ nhớ điện thoại Android bị đầy đơn giản, hiệu quả
1. Xóa dữ liệu cache ứng dụng
Bất kì ứng dụng nào cũng chứa dữ liệu riêng đặc thù của nó được gọi là dữ liệu cache. Để truy vấn được thông tin về lượng dữ liệu cache này, người dùng có thể vào phần Cài đặt bộ nhớ ứng dụng và nhấn chọn xem từng ứng dụng riêng lẻ. Thật bất ngờ là ứng dụng nào cũng chứa rất nhiều dữ liệu cache từ một vài KB đến hàng trăm MB và nhiều hơn nữa. Tuy vậy, toàn bộ chúng đều là những dữ liệu rác, tức là không liên quan gì đến sự hoạt động của ứng dụng. Vì vậy giữ lại dữ liệu cache sẽ khiến bộ nhớ trong Android bị đầy, dẫn đến việc thiết bị phải mang tải thêm rất nhiều tài nguyên không cần thiết.
Vậy làm thể nào để giải phóng dữ liệu cache, tăng dung lượng trống cho thiết bị Android? Có hai cách để xóa chúng. Cách thứ nhất là truy cập vào Cài đặt bộ nhớ ứng dụng, chọn từng ứng dụng và tại đây xóa dữ liệu cache của ứng dụng đó. Cách thứ hai đồng bộ hơn và cũng tiết kiệm thời gian cho người dùng hơn. Đó là vào Cài đặt > Bộ nhớ > Dữ liệu cache (Settings > Storage > Cached data) rồi nhấn nút lệnh OK.
2. Xóa những ứng dụng không thực sự cần thiết
Thói quen sử dụng của nhiều người là tải về và lưu trữ rất nhiều ứng dụng trên thiết bị Android mà ít khi hoặc chẳng bao giờ dùng đến. Điều này chính là đã vô tình làm cho bộ nhớ trong Android bị đầy lên từng ngày mà không được giải phóng. Dẫn đến tình trạng người dùng muốn tải về những ứng dụng cần thiết mà máy luôn báo không đủ dung lượng trống để thực hiện tác vụ hay việc sử dụng thiết bị sẽ bị chậm, lag…
Vì vậy, việc giải phóng bộ nhớ trong Android vừa giúp tăng dung lượng bộ nhớ trống mà còn giúp tăng tốc độ sử dụng điện thoại, người dùng cần xóa đi những ứng dụng không thực sự cần thiết. Nếu như người dùng vẫn muốn dùng một số ứng dụng nào đó, tuy chỉ là thỉnh thoảng, thì cũng có thể truy cập nó qua ứng dụng khác. Làm như vậy vừa tiết kiệm được dung lượng Android, vừa không làm cho người dùng phải lăn tăn, tiếc nuối khi xóa đi một ứng dụng nào đó. Chẳng hạn như có thể xóa app Youtube, app Facebook, Internet Banking… và thay vào đó, hãy truy cập nó trên Google, Crome… ở đây mọi tính năng của ứng dụng vẫn được đảm bảo như thông thường.
3. Xóa dữ liệu đã được sao lưu vào bên thứ ba
Rất nhiều người dùng không để ý rằng ứng dụng Google Photos có sẵn trên thiết bị Android thường xuyên sao lưu các dữ liệu hình ảnh, video vào bộ nhớ của nó. Điều này có nghĩa là trên cùng một thiết bị đang sử dụng, sẽ có tới 2 bên đang lưu trữ hình ảnh, video là Bộ sưu tập và Google Photos. Như vậy, người dùng hoàn toàn có thể xóa mọi dữ liệu trong Bộ sưu tập để giải phóng dung lượng bộ nhớ trong Android mà vẫn không mất đi những khoảnh khắc đáng quý của cuộc sống.
Một số bên thứ ba khác cũng có thể giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế tình trạng bộ nhớ trong Android bị đầy, đó chính là sử dụng thẻ nhớ, lưu trữ trên máy tính hay sao lưu vào các tài khoản mạng như Tài khoản Google, Driver…
4. Thường xuyên dọn dẹp rác của thiết bị
Hầu như mọi ứng dụng, tính năng của Android cũng như các hệ điều hành khác đều lưu trữ dữ liệu rác trong một khoảng thời gian nhất định, trước khi xóa nó vĩnh viễn khỏi bộ nhớ trong của thiết bị. Vì vậy, thường xuyên dọn dẹp dữ liệu rác của Android sẽ làm tăng dung lượng trống đáng kể cho thiết bị.
Có hai cách để dọn dẹp những dữ liệu rác này. Một là vào từng ứng dụng và xóa đi những tệp rác. Cách này hơi mất thời gian nhưng bù lại nó cho phép bạn kiểm soát được những gì cần xóa đi vĩnh viễn, cái gì cần giữ lại trong mộ thời gian ngắn hoặc khôi phục lại nó trên thiết bị. Cách thứ hai là sử dụng tính năng Bảo trì thiết bị có trong phần Cài đặt của Android. Tại đây, chỉ cần nhấn một nút “Tối ưu ngay” là hệ thống sẽ tự động dọn dẹp bộ nhớ của thiế bị, đồng thới thông báo đến người dùng tình trạng bảo trì của Android.
Ít có cái gì là vô hạn, smartphone cũng vậy. Do đó, khi gặp tình trạng bộ nhớ trong Android bị đầy, bạn đừng nản lòng mà hãy thực hiện theo những cách trên để tiếp tục trải nghiệm thiết bị nhé! Chúc các bạn thành công!
Ngoài ra, nếu bạn muốn tăng tốc độ sử dụng điện thoại thì không thể bỏ qua việc kiểm tra và tắt các ứng dụng chạy ngầm trên Android. Đây là một cách làm rất hiệu quả mà đơn giản.